LẤY DỊ VẬT
Khi có dị vật (như đất, cát, bụi, côn trùng...) hay một số loại hóa chất (như trong sữa tắm, dầu gội…) rơi/bắn vào mắt, nhiều người theo bản năng đưa tay lên dụi mắt để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hành động tưởng như vô hại này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.
- Nếu dị vật là vôi bột, việc rửa nước có thể làm bỏng mắt gây mù lòa.
- Nếu dị vật đó làm tổn thương giác mạc của bạn ( vùng lòng đen của mắt), thì nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây những biến chứng như viêm loét giác mạc, thủng giác mạc.
- Nếu dị vật có nguồn gốc thực vật (một hạt thóc chẳng hạn), thì bạn đã có nguy cơ bị viêm loét giác mạc do nấm, hoặc trực khuẩn mủ xanh, việc điều trị đòi hỏi thời gian rất lâu và thường để lại biến chứng sẹo giác mạc gây giảm thị lực, cũng có thể gây mù.

- Nếu dị vật gây ra trong quá trình lao động công nghiệp (rất thường gặp ở những người làm nghề cơ khí), thì còn có nguy cơ dị vật đi sâu vào nội nhãn gây tổn thương các cấu trúc bên trong nhãn cầu.
- Còn một loại “dị vật” đặc biệt nữa, đó chính là chiếc kính áp tròng mà một số người sử dụng. Sử dụng kính áp tròng mà không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cũng có thể khiến cho giác mạc bị tổn thương dẫn tới bệnh lý viêm loét giác mạc.
Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều người trong chúng ta thường xử lý dị vật vào mắt theo cách đơn giản nhất: Rửa nước, tự mua thuốc tra, tự lấy dị vật
Việc rửa mắt có thể gây bỏng mắt nếu dị vật có tính kiềm như vôi, xi măng. Nhân viên các quầy thuốc phần lớn thường tư vấn các loại thuốc có chứa Corticosteroid càng làm tình trạng tổn thương giác mạc trầm trọng thêm.
Việc tự lấy dị vật giác mạc tại nhà hoàn toàn có thể dẫn tới thủng giác mạc.
Do vậy, lời khuyên tốt nhất là:Hãy đến khám tại Phòng khám Mắt NINH HIỆP để được bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị.
Đặc biệt: thị lực giảm, mắt thấy cộm, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng hoặc dị vật có nguồn gốc nông nghiệp thì việc đến khám tại bác sỹ Nhãn khoa là bắt buộc.
Việc rửa mắt phải hết sức thận trọng, trừ phi bạn chắc chắn được rằng dị vật không phải là vôi bột hoặc các chất kiềm tính khác. Việc tự mua thuốc điều trị hoặc tự lấy dị vật khỏi giác mạc hoàn toàn không nên làm.
Để phòng dị vật vào mắt, trong quá trình lao động, đặc biệt là lao động công nghiệp có nguy cơ cao như ngành cơ khí,xây dựng, nhất thiết phải có kính bảo hộ hoặc khi ra đường nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi khói, bụi.
Theo Bs.Nguyễn Đức Minh _CK cấp 1 nhãn khoa, trung bình hàng tháng Phòng khám Mắt NINH HIỆP khám và điều trị khoảng 30 ca lấy dị vật kết giác mạc cho các bệnh nhân.
Đăng kí khám tại đây!
---------------- *** ----------------
Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc về các dịch vụ khám mắt tại Phòng khám mắt Ninh Hiệp, vui lòng gọi đến Hotline: 0989.581.685- 0342.541.888 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Bài viết khác
CHẮP LẸO MẮT
Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức
KHÁM MẮT TỔNG QUÁT
Gói khám mắt tổng quát phù hợp với mọi đối tượng, cung cấp các dịch vụ khám tổng thể cơ bản giúp phát hiện